Poker tournament : Những kiến thức cơ bản

Thảo luận trong 'Tournament online' bắt đầu bởi suongnguyen, 26/6/18.

  1. suongnguyen

    suongnguyen New Member

    Chiến Thuật Tại Bàn Final: Sai Lầm Lớn Nhất Cần Phải Tránh

    Với cấu trúc trả thưởng dồn phần lớn vào top những người thứ hạng cao nhất (top-heavy payout structures) và các bước nhảy giải thưởng lớn trong tất cả các bàn final table, dường như đây là nơi mà một lượng lớn tiền giải chúng ta có thể kiếm được hoặc là quẳng nó đi mất.

    poker 1.png

    Và trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu phân tích một sai lầm nghiêm trọng nhất mà mọi người thường mắc phải khi vào đến final table: đó là lối chơi quá chắc và bị động ( tight/ passive play)

    Xuyên suốt bài viết chúng ta sẽ được xem những ví dụ thực tế đến từ những live tournament lớn trên thế giới và được phân tích bởi những ý kiến chuyên môn từ Doug Polk. Hãy bắt đầu nhé!

    Thế còn ICM thì sao?

    ICM là viết tắt của Independent Chip Model. Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ về khái niệm này, hãy xem bài viết về ICM tại đây

    Khi bắt đầu đọc bài viết này, bạn có thể sẽ bắt đầu đưa ra những phản biện để ủng hộ cho lối chơi chắc(tight play), bắt đầu bằng câu “Thế còn ICM thì sao?”. Đương nhiên tôi không khuyến khích việc các bạn KHÔNG bao giờ chơi cẩn thận tại bàn final. Thực tế sẽ có những thời điểm trong bàn final mà bạn phải đánh chắc lại:

    • Khi mà bạn đang có stack trung bình so với bàn, và có khá nhiều người short stack hơn bạn đang sắp bị loại. Đây đương nhiên là những tình huống rất khó chịu khi đối thủ với stack lớn sẽ bắt nạt bạn, và bạn vẫn phải nhường nhịn để cố gắng không bị out trước những người short stack hơn.
    • Khi bạn phải đối mặt với một hand all in mà bạn biết mình có equity tốt hơn đối thủ nhưng lại không đúng với ICM. Nếu payjump tương đối lớn, và bạn gần như sắp tiến được gần đến với payjump đó thì nên tránh những tình huống phải lao lý cả stack của mình.( bạn có thể tham khảo tại đây để biết rõ hơn về calling range của mình sẽ thay đổi như thế nào trước sức ép của ICM).
    Tight (đánh rắn) là một khái niệm khá rộng(Người chơi có thể đánh chắc theo rất nhiều cách khác nhau, có thể tốt hơn cũng có thể tồi hơn). Chúng ta sẽ phải xem xét 1 cách chính xác xem lối chơi chắc biểu hiện như thế nào tại bàn final. Và với việc xác định được cái giá phải trả cho những sai lầm gây ra bởi Tight player, bạn sẽ biết để tránh mắc những sai lầm đó khi bản thân có cơ hội vào đến bàn final.

    Bây giờ, hãy nói về một khía cạnh khác của chiến thuật chơi final table, khi mà ICM không có ảnh hưởng: Heads-Up.

    HEADS-UP: Phần thưởng cho người dũng cảm, không phải cho kẻ hèn nhát

    Có thể vào đến vòng một đấu một trong một tournament là một tình huống không thường gặp, kể cả với những người cầy tournament online. Chính bởi điều đó, rất nhiều player khi vào đến vòng heads-up này thường thất bại trong việc thích nghi với lối chơi hổ báo mà heads-up poker cần phải có.

    Đầu tiên Doug sẽ chỉ cho bạn ranges bài của heads-up, sẽ rộng hơn rất nhiều so với range bài của bàn 9 người. Sẽ mở bet nhiều hand hơn, 3-bet với tần suất cao hơn, defend khi ở Bigblind hổ báo hơn, và sẽ call down với nhiều bài hơn.

    Call down với những marginal hands đặc biệt quan trọng, khi mà độ mạnh của hand giảm rất nhiều khi chơi heads-up. Hãy xem một số những chỉ số heads-up của Doug dưới đây(xin lỗi vì ảnh mờ, đây là bức tốt nhất mà tôi có thể kiếm được):

    poker2.png
    Chỉ số VPIP của Doug là 72.37% khi ở Bigblind và 90.67% khi ở Small blind trong tổng 332 nghìn hand dữ liệu.
    Đây là những dữ liệu, thông số được lấy từ cash-game database của Doug, và nó phục vụ rất tốt cho việc hướng dẫn cách chơi Heads-up trong tournament khi mà stack tương đối deep (50bb+).

    Tuy nhiên lối chơi preflop trong tournament còn có phần lỏng hơn nữa bởi sự có mặt của Ante.

    Doug open với gần như 91% hands ở small blind (và cũng là button), trong khi đó anh sẽ defend bigblind với khoảng 72% hands. Với số liệu như vậy, ta có thể thấy rất rõ ràng về chiến thuật heads-up cần phải năng động và hổ báo như thế nào, chúng ta phải sẵn sàng thi đấu thì mới có thể dành được phần thưởng.

    Ví dụ: 2016 WSOP Main Event – Qui Nguyen versus Gordon Vayo
    Giải đấu WSOP Main event 2016 lên đến đỉnh điểm cao trào với màn heads-up giữa poker pro người Mỹ Gordon Vayo và người chơi amateur Qui Nguyen. Mặc dù có khoảng cách về kinh nghiệm, nhưng một người chơi không chuyên, chơi vui đã giành chiến thắng một cách áp đảo Vayo. Và lối chơi quá bị động, chắc chắn khi heads-up của Vayo được cho là nguyên nhân chính khiến anh đánh mất giải nhất năm đó.

    Hãy xem ví dụ dưới đây, xem Vayo bị trừng phạt như thế nào vì lối chơi quá Tight của mình:

    WSOP Main Event Final Table. Blinds 1.2M/2.4M/400K.

    Nguyen (BTN) – 218.9M chips

    Vayo (BB) – 117.7M chips

    Nguyen raises to 6.7M with :jro::5ro:. Vayo calls with :qco::9ro:

    Flop (14.2M): :9tep::4tep::2ro:

    Vayo checks. Nguyen bets 9.7M. Vayo calls.

    Turn (33.6M): :10co:

    Vayo checks. Nguyen bets 27.7M. Vayo calls.

    River (89M): :5bich:

    Vayo checks. Nguyen goes all-in. Vayo folds.

    Phân tích của Doug

    “Dường như Qui Nguyen biến Vayo thành một thằng hề, trong từng hand- một cách liên tục. Rất nhiều người xem đã nhận xét Vayo với những lời lẽ ko được hay ho cho lắm, khi mà anh liên tục fold những hand rất hợp lý để fold, nhưng thực ra là anh đang bị bluff.

    Và những cú [fold] đó KHÔNG hề hợp lý! Khi đối thủ tấn công liên tục, ép bạn, dồn bạn vào những tình huống khó thở như All in, bet over pot, bạn tuyệt đối không thể sợ hãi và dễ dàng để họ có được pot dễ dàng vậy được”.

    Và tôi sẽ tóm gọn ý của Doug với công thức đơn giản: 50 bigblinds deep + flopped top pair + đối thủ cực kì hổ báo = call.

    Nỗi sợ bị out tour

    Khái niệm này đặc biệt liên quan đến ví dụ ở trên. Cũng rất dễ hiểu tại sao người chơi tournament lại muốn giảm thiểu tối đa khả năng bị loại của bản thân. Không giống như cash games, bạn không thể mua thêm stack khi bạn bị mất chip, và khi bạn bị out, mọi thứ sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, rất nhiều người chơi mắc 1 lỗi đó là chơi quá bị động.

    Fold ở river barrel ( như Vayo làm ở ví dụ trên), hoặc chỉ call thay vì raise với bài mua bán và bỏ lỡ fold equity, cách chơi quá bị động là điều xảy ra quá thường xuyên tại các bàn final.

    Như Doug phân tích,” Mạng của bạn trong tournament không quá đáng quí như mọi người vẫn nghĩ. Không phải là nó không có giá trị- dĩ nhiên, đồng chip cuối cùng còn lại của bạn trong một tournament giá trị hơn mọi đồng chip khác. Nhưng có một số điều đáng phải suy nghĩ đến: Nếu bạn sống trong nỗi lo sợ bị loại, nếu bạn chọn một lối chơi mà ở đó bạn không hề sẵn sàng để build stack lên, tức là bạn đang để cho những người khác vượt mặt bạn, và chiến lấy những cơ hội để win chip mà bạn có.”

    Ví dụ: 2017 WSOP One Drop – Doug Polk versus Martin Jacobson
    Doug đã thực hành những điều mà anh phát biểu ở trên tại bàn final giải đấu 2017 WSOP $111,111 High Roller for One Drop, 1 trong những giải đấu có mức buy in cũng như giải thưởng lớn nhất thế giới.

    Một hand đầy mê hoặc khi đối đầu với nhà vô đich WSOP ME, Martin Jacobson, Doug đã thể hiện rằng anh không hề sợ bị loại. Chính thái độ đó, tinh thần đó đã khiến cho đối thủ người Thụy Điển fold một hand khá là vô lý. Và từ đó là bàn đạp cho Doug Polk dành được 3.6 triệu dollar giải thưởng và chiếc vòng danh giá WSOP.

    Hãy xem chi tiết hand đó và lời bình của chính Doug về những gì diễn ra trong hand:

    One Drop Final Table. Blinds 120K/240K/40K.

    Jacobson (LJ) – 6.7M chips

    Polk (BB) – 5.4M chips

    Jacobson raises to 525K with :kbich::jbich:. Only Polk calls with :1ro: :10ro:

    Flop (1.5M): :kro::4ro::2ro:

    Polk checks. Jacobson bets 450K. Polk calls.

    Turn (2.4M): :3bich:

    Polk checks. Jacobson bets 1M. Polk raises to 4.6M and is all-in. Jacobson folds.

    Phân tích của Doug

    Với việc Martin fold một hand rất mạnh đối với anh ta ở pot này đã chứng minh được giá trị của Fold equity và những gì nó mang lại khi áp dụng vào những tình huống có lượng tiền- chip lớn. Cây :3bich: ở turn chính là cây bài then chốt đảm bảo cú semi-bluff của Doug thành công, vì nó khiến cho range bài của người call ở BB trở nên nguy hiểm hơn.

    Chúng ta có tất cả các combo sảnh (56s/56o, A5s/A5o), và cả một đống combo 2 đôi (K4s,K3s,K2s,32s,43s,42s) và tất cả các set 2,3,4. Kết hợp những điều trên, người chơi ở vị trí BB thực ra sẽ có nhiều combo hand mạnh hơn ở turn so với LJ (lowjack). Lợi thế này khiến cho chúng ta có thể thiết kế một pha check-raising hợp lý, range bài của mình sẽ chứa rất nhiều value hand khiến cho cú semi-bluff trở nên đáng tin hơn. Sử dụng combo mua bán mạnh ở đây là một lựa chọn tuyệt vời, và nếu bị call thì chúng ta vẫn có nhiều equity để chiến thắng.”

    KẾT

    Lần tới nếu bạn vào được tới bàn final, đừng co mình lại và chơi với tâm lý sợ hãi. Phần thưởng lớn nhất luôn luôn nằm ở trên cùng, và bạn không thể với tới nó nếu như cứ chơi một cách bị động. Hãy hỏi Qui Nguyen về cách anh ấy dành được chiếc vòng WSOP :):)

    Nguồn: Vietpoker
    Tác giả: Hùng Đinh
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/6/18
  2. Đức Hiếu

    Đức Hiếu Cơ thủ

    • Giao diện game Tiếng Việt đơn giản, dễ thao tác.
    • Phí rake thấp hơn so với các sàn poker khác, rakeback hoàn lại cho player lại cao nhất.
    • Cập nhật bảo trì hàng tuần, hoàn thiện giao diện app poker đỉnh nhất.
    • Tích hợp hệ thống tự động nạp rút không qua trung gian, chống gian lận.
    • Đội ngũ an ninh chuyên nghiệp giám sát 24/7.

    >> Link đăng ký: vietnamwpt.com

    11.jpg
     
  3. lemonadeht

    lemonadeht Cơ thủ

    Quy Nguyen la cao thủ Poker Việt Nam dành được chiếp vòng WSOP ạ :eek: cho em xin info và fb anh ấy học hỏi với.
     
  4. Đức Hiếu

    Đức Hiếu Cơ thủ

    Để chơi Poker Tournament thì sai lầm này người chơi Tour nào cũng cần biết. Bài viết rất hay.