Poker nâng cao: Tìm hiểu về Balance (phần 2)

Thảo luận trong 'Học tập - Coaching.' bắt đầu bởi nam hoang, 14/12/17.

  1. nam hoang

    nam hoang Cơ thủ

    Trong phần 2 này, ta sẽ thảo luận về sự khác biệt giữa chơi balance (GTO) và chơi exploitative:
    • GTO: phòng ngự tối ưu, không để lộ điểm yếu nào. Nhìn cách ta đánh, đối thủ không biết đường nào mà lần, có lúc ta bluff, có lúc ta value bet. Dù đối thủ dùng chiến thuật nào cũng không thể đánh bại ta. Xem thêm bài này để hiểu về GTO.
    • Exploitative: tấn công tối ưu, tập trung đánh vào những điểm yếu của đối thủ. Chẳng hạn biết đối thủ thường hay sợ sệt, ta có thể bluff rất nhiều. Biết đối thủ đánh cực chắc, ta fold bài mạnh khi bị anh ta raise. Khi ta dành sự ưu tiên cho tấn công, hiển nhiên sức mạnh phòng ngự của ta sẽ giảm, và tự ta sẽ bộc lộ điểm yếu. Ưu điểm của đánh exploitative là có thể đem lại profit cao hơn so với GTO, nếu bạn nhận ra đúng điểm yếu của đối thủ và đưa ra exploit chính xác, hợp lý.
    poker nang cao2.png

    Khi nào nên đánh balance / GTO
    • Đấu với người chơi giỏi
      • Họ sẽ nhận thấy những kẽ hở trong chiến thuật của chúng ta nếu ta chơi exploitative
      • Họ sẽ đánh vào những kẽ hở đó
      • Họ có thể giỏi hơn ta khi level war
      • Họ không có nhiều điểm yếu để ta exploit
    • Đấu với người lạ (unknown) ở những bàn high stakes, hoặc giai đoạn cuối của tournament. Thường là những người chơi tốt, ít điểm yếu, và nếu có thì ta cũng chưa biết là điểm yếu nào để exploit, nếu exploit bừa, dễ dẫn đến phản tác dụng (ví dụ họ under fold mà ta lại nghĩ họ over fold, cứ cố nhắm mắt mà bluff).
    • Đánh heads up hoặc short handed (ít người): số lượng hand đánh với cùng 1 đối thủ là quá nhiều, họ sẽ dễ dàng nhận ra các thói quen, điểm yếu của ta nếu cứ lặp đi lặp lại 1 vài chiêu.
    • Những người gặp thường xuyên: regular ở sòng gần nhà, nhóm bạn đánh cùng home game, vv…
    poker nang cao.jpg

    Khi nào nên đánh exploitative
    • Đấu với những người không balance, có nhiều điểm yếu (fish / gà / bad reg)
    • Đấu với những người không để ý đến chuyện chúng ta không balance, hoặc nhận ra chúng ta không balance nhưng cũng chẳng quan tâm. Chẳng hạn, có những người ngồi ở Big blind, bị ta cướp blind 10 lần liền, bực bội lắm kêu lên “thằng này sao lần nào ngồi Button cũng raise vậy”, nhưng họ cũng không làm gì để chống lại.
    • Đấu với những người ta ít gặp lại lần nữa:
      • MTT hàng nghìn người
      • MTT mà bàn sắp break
    • Những tình huống ít gặp: chẳng hạn ở turn, river, check raise, donk bet, 4-bet, 5-bet, Stop N Go…
      • Xảy ra quá ít, đối thủ không có đủ số sample để nhận ra chiến thuật của bạn
      • Chính bản thân họ cũng thường thiếu balance trong những tình huống này, nên ta cũng không cần đánh balance, mà tập trung tìm ra điểm yếu của họ để exploit
    Tại sao cần balance khi đánh với người giỏi
    Lấy ví dụ 1 tình huống đơn giản là 3-bet preflop. Bạn phát hiện ra 1 đối thủ rất hay fold khi bị 3-bet, thế là cứ nhằm anh ta mà 3-bet, không quan tâm đến bài của mình. Đây là bạn đang exploit điểm yếu của đối thủ (điểm yếu fold quá nhiều khi bị 3-bet). Thế nhưng nếu gặp 1 người đánh tốt, người đó sẽ nghĩ, sao thằng này 3-bet suốt, kiếm đâu ra lắm bài thế. Và anh ta sẽ phản công lại bằng cách 4-bet ngược lại bạn, buộc bạn fold (bạn không thể có đủ hand tốt để bảo vệ cái 3-bet range của bạn).

    Điều thứ 2 là level war: tưởng tượng trò chơi Oẳn tù tì
    • Level 1: bạn nghĩ: nãy giờ thằng này thường ra Búa, giờ ta ra Lá
    • Level 2: đối thủ nghĩ: nãy giờ mình ra Búa nhiều rồi, chắc nó sẽ ra Lá, giờ ta ra Kéo
    • Level 3: bạn nghĩ: thằng này chơi cũng tốt, nó cũng tự nhận thấy bản thân không balance, giờ chắc nó sẽ ra Kéo để bẫy mình, vậy mình ra Búa
    • vv…
    Đây chính là câu chuyện thường gặp ngày xưa trong poker: tầng tầng lớp lớp suy nghĩ, đoán ý đối thủ, cố gắng hiểu cách đối thủ đang nghĩ ta nghĩ gì, vv… Điều đó dễ dẫn đến 2 vấn đề:
    • Over thinking: khi ta đang suy nghĩ ở level 3 mà đối thủ nghĩ ở level 1. Kiểu như ở trên, bạn 3-bet liên tục rồi bị 4-bet, có thể nghĩ “nãy giờ mình 3-bet quá nhiều, chắc nó bực bội rồi 4-bet”, thế là bạn 5-bet jam, nhưng thực ra đối thủ chỉ là nghĩ đến level 0: “tao cầm AA, tao 4-bet
    • Out leveled: đối thủ giỏi hơn, đi trước bạn 1 nước trong level war, đoán trước được ý đồ của bạn
    Ví dụ điển hình: https://www.youtube.com/watch?v=p7W…. Có bạn dùng video này để biện chứng cho việc: dùng toán / GTO khi đánh với người giỏi là vô dụng. Thực ra đây lại là minh chứng rõ cho việc GTO hiệu quả như thế nào khi đánh với tầng lớp world class. Ở đây, Peters over bet river, thể hiện rằng “tao cầm full house hoặc tao đang bluff”. Brian Rast cố dùng level war, đoán xem Peters đang như thế nào, và cuối cùng quyết định bắt bluff với K cao. Thế nhưng Peters đã out level Rast ở tình huống này. Vậy lẽ ra Rast nên làm gì? Đơn giản, tính ra minimum defending frequency, ở đây Peters bet 1.5 lần pot, nên Rast cần defend: 1 / (1 + 1.5) = 40% range của mình. Rast có rất nhiều hand khác để defend, không cần thiết phải defend với 1 hand yếu như K cao, nên ở đây cần phải fold. K5 thực ra là 1 trong những hand dở nhất để bắt bluff, bởi nó block 75, 54, 95, 52s… là những hand mà Peters có thể bluff ở turn. Đó chính là cách nghĩ của chơi poker hiện đại.

    Kỳ thực, trong giai đoạn này, poker ở Việt Nam vẫn còn sơ khai, có rất ít người đủ trình độ để khiến cho bạn cần phải đánh GTO. Lối chơi exploitative vì thế vẫn là lối chơi được ưa chuộng. Thế nhưng hiểu về GTO / balance sẽ giúp bạn:
    • Chuẩn bị sẵn sàng để đấu với các đối thủ giỏi, chẳng hạn khi đi du đấu thế giới, hay đánh lên các stakes cao hơn
    • Khi bạn hiểu thế nào là đánh tối ưu, bạn sẽ nhận ra dễ dàng hơn khi đối thủ đánh không tối ưu (có điểm yếu), từ đó exploit họ.
    Nguồn: Bản quyền bài viết của tác giả Jun Tran đăng trên website vietpoker.org.
    Tiêu đề gốc bài viết: "Khái niệm về balance phần 2"
     
  2. Mr Fahrenheit

    Mr Fahrenheit New Member

    • WPT với hơn 25 năm kinh nghiệm tổ chức tour trên toàn cầu. WPT Global là app poker lượt truy cập lớn thứ 3 hiện nay.
    • Nạp rút an toàn, tự nạp tự rút dễ dàng.
    • Tự nạp rút không qua agent hay bất kỳ một trung gian nào cả, tuyệt đối an toàn và không lo bị scam.
    • Game mới GLOBAL SPINS - 3 MAX siêu nhanh, nhận được x2 x3 x5 x100 … lần buyin.
    • Chính sách rakeback cao, trả đều hàng tuần.
    ➤ Link download WPTG:
    https://pokervn.net/threads/huong-dan-cai-dat-va-dang-ky-wpt-global-tu-a-z.608.html
     
  3. quynhanh1983

    quynhanh1983 New Member

    Bài phân tích pro quá, tks bro nhiều!
     
  4. bannhac666

    bannhac666 New Member

    great!!!!!!!!!!!!
     
  5. error404

    error404 New Member

    ad có thể viết 1 bài về kiểm soát tâm lý khi chơi poker đc ko?. poker là trò chơi của toán học và tâm lý mà ad viết nhiều bài về toán học quá
     
  6. nam hoang

    nam hoang Cơ thủ

    mình có nhiều bài viết về tâm lý mà, bạn tìm đọc trong các mục khác nhé
     
  7. nam hoang

    nam hoang Cơ thủ

    Pro chơi còn thua thì em đây sao dám dương oai múa võ
     
  8. Tue Linh Nguyen

    Tue Linh Nguyen Cơ thủ

    Balance trong cách chơi Poker có 2 kiểu: chơi balance (GTO) và chơi exploitative. Cả 2 kiểu chơi này đều hiệu quả khi đánh với người chơi giỏi. Theo tùy từng hand bài thì cách áp dụng khác nhau.
     
  9. pokervnnd86

    pokervnnd86 Cơ thủ

    Chiến thuật GTO áp dụng khi đánh bài Poker phòng ngự tối ưu, không để lộ điểm yếu nào, đối thủ không biết đường nào mà lần, có lúc ta bluff, có lúc ta value bet.
     
  10. choipoker123

    choipoker123 Cơ thủ

    Cảm ơn anh đã đóng góp bài viết này cho Poker Vn, rất nhiều người chưa biết về balance này như em, và cũng nhiều người đánh exploitative sai như bác ở trên.